Trước những thách thức về nhu cầu năng lượng nhằm đảm bảo nền kinh tế tăng trưởng bền vững. Đặc biệt là sự cạn kiện của nguồn nhiên liệu hóa thạch, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. Các chính sách khuyến khích từ năm 2015 đến năm 2017 đã tạo nên “cuộc đua nước rút” để tận dụng cơ hội cung cấp năng lượng tái tạo tại Việt Nam.
Không chỉ thu hút các nhà thầu trong nước, Việt Nam ghi nhận hàng loạt dự án điện mặt trời “triệu đô” từ các nhà đầu tư nước ngoài. Điển hình là các nhà máy Tata Power công suất 300 MW tại Hà Tĩnh. Nhà máy Hanwha công suất 100-200 MW tại Thừa Thiên Huế. Nhà máy GT & Associates và Mashall & Street Ltd công suất 150 MW tại Quảng Nam.
Về mặt địa lý
Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn để khai thác năng lượng mặt trời do ở gần xích đạo. Có những vùng khô nắng nhiều như các tỉnh nam Trung Bộ. Chỉ trong nửa đầu năm 2018, Bộ Công thương ghi nhận 272 dự án nhà máy điện mặt trời. Với tổng công suất khoảng 17.500 MW. Gấp 9 nhà máy thủy điện Hòa Bình, gấp 7 lần nhà máy thủy điện Sơn La.
Ngoài ra, nguồn cung cấp dồi dào từ các dự án điện mặt trời đang được các chuyên gia xem xét. Và đề xuất thay thế cho các nhà máy điện hạt nhân.