Tình hình “phủ sóng” điện vùng sâu vùng xa.
Khác với khu vực thành thị, nhu cầu tiêu thụ điện tại các vùng nông thôn là rất ít. Thậm chí có hộ gia đình chi phí sử dụng điện chỉ 30.000 – 50.000 đồng/tháng. Doanh thu bán điện thấp, trong khi chi phí vốn đầu tư lại quá lớn. Điều này đã gây áp lực lên nền kinh tế. Do đó, hầu hết các dự án cấp điện nông thôn không đảm bảo tính khả thi về kinh tế, tài chính. Khiến quá trình đầu tư cấp điện nông thôn còn nhiều hạn chế.
Các xã chưa có điện hiện nay chủ yếu là các xã đảo, các xã vùng núi cao bị cô lập về địa hình. Số hộ dân chưa có điện chủ yếu sống rải rác ở các thôn, bản vùng sâu, nằm quá xa lưới điện quốc gia. Do đó, cần phải có các giải pháp đầu tư cấp điện hiệu quả. Tiết kiệm năng lượng đối với khu vực này, thay vì cố gắng làm giống như khu vực thành thị.
Giải pháp năng lượng điện mặt trời- Năng lượng tái tạo vùng sâu vùng xa.

Trong điều kiện còn nhiều khó khăn về huy động nguồn lực đầu tư lưới điện hạ thế. Giải pháp đầu tư phát triển năng lượng nặt trời có tính khả thi cao. Hiệu quả hơn vì không đòi hỏi vốn đầu tư quá lớn thông qua hệ thống đường dây truyền tải. Vừa giúp hoàn thành mục tiêu an sinh xã hội, điện khí hóa nông thôn. Vừa phát triển các giải pháp công nghệ hiệu quả, chi phí thấp. Giúp người dân tự chủ trong việc lựa chọn. Nguồn điện quy mô nhỏ này không chỉ đáp ứng nhu cầu cấp điện sinh hoạt. Mà còn có thể sử dụng để bơm nước tưới, làm mát…
Một số mô hình đã triển khai thành công như: Hệ thống cấp điện mặt trời mini không nối lưới tại bản Erot – một bản xa xôi, hẻo lánh của xã Cư Pui, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk. Cung cấp điện cho 23 hộ gia đình và 1 nhà thờ, 1 hệ thống cấp nước uống tinh khiết. Với giá bán điện là 2.000 đồng/kWh, giá bán nước là 7.000 đồng/20 lít. Mô hình ấp sử dụng 100% tấm pin năng lượng mặt trời tại xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang (gồm 274 hộ ở ấp Vồ Bà và Tà Lọt)…