Cận cảnh nhà máy điện mặt trời lớn nhất châu Á trên hồ Dầu Tiếng
Nhà máy điện mặt trời lớn nhất châu Á được xây dựng tại Tây Ninh. Nằm ở phần bán ngập nước hồ Dầu Tiếng với công suất 420 MW. Sản lượng điện dự kiến là 1,56 tỷ kWh/năm.
Hồ Dầu Tiếng được coi là hồ nước ngọt lớn nhất miền Nam với diện tích khoảng 27.000 ha. Tại phần diện tích thuộc tỉnh Tây Ninh đang hình thành nhà máy điện mặt trời. Với công suất lắp đặt 500 MW, nằm trên diện tích khoảng 600 ha. Đó là tổ hợp 3 nhà máy điện mặt trời Dầu Tiếng 1, 2, 3. Khi khởi công vào năm 2017, chủ đầu tư nói rằng đây là tổ hợp điện mặt trời lớn nhất châu Á.
Cánh đồng điện mặt trời Hồ Dầu Tiếng, Tây Ninh.
Mỗi tấm pin sẽ phát điện khoảng 6 giờ/ngày, tương ứng số giờ nắng trong ngày. Với công suất 420 MW, nhà máy điện mặt trời Dầu Tiếng 1, 2 và 3 được lắp đặt hàng trăm nghìn tấm pin. Toàn bộ quá trình này kéo dài trong khoảng 18 tháng.
Khi các tấm pin phát điện và truyền về trạm biến áp, tại đây điện được biến đổi từ 1 chiều sang dòng điện xoay chiều 220 kV. Sau đó điện được hòa vào lưới quốc gia.
Trạm biến áp.
Theo tính toán, số giờ nắng trung bình trong năm tại Tây Ninh là 2.600 giờ. Nhà máy điện mặt trời lớn nhất châu Á này có vốn đầu tư khoảng 9.100 tỷ đồng. Dự kiến có sản lượng khoảng 4,3 triệu kWh/ngày (1,56 tỷ kWh/năm). Sản lượng này bằng khoảng 1/5 nhà máy thủy điện Hòa Bình. Theo chủ đầu tư, mỗi ngày nhà máy sẽ đem lại doanh thu khoảng 400.000 USD (9,2 tỷ đồng).